CKTG 2018 Vòng tứ kết ngày 21/10 - Cơ hội đăng cai cho vị vua đầu tiên mang tên Fnatic

Long Zeze
Chủ nhật, 21/10/2018 03:42 AM (GMT+7)
A A+

Thể Thao 247 - Dù đã trải qua 8 mùa giải và chuẩn bị bắt đầu mùa giải thứ 9, đã rất nhiều đội tuyển đăng cai chức vô địch nhưng Fnatic vẫn là vị vua đầu tiên thống trị giải đấu Chung Kết Thế Giới

Trong lịch sử Liên Minh Huyền Thoại, SKT T1 có thể là đội tuyển nổi nhất từ trước đến nay dù có 3 lần vô địch liên tiếp và giữ ngai vàng lâu nhất nhưng hiếm ai biết rằng Fnatic là vị vua đầu tiên chạm vào chiếc cúp vô địch CKTG năm 2011.

Fnatic(FNC) là một trong tám đội đủ điều kiện cho giải đấu CKTG mùa 1, được tổ chức ngày 18 tháng 6 đến ngày 20 tháng 6 năm 2011 khi đó FNC là hạt giống số ba của Châu Âu. Fnatic đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng nhóm với tỉ số 1-2 bằng cách loại bỏ Team Pacific, trong khi thua trước tất cả các đội và Epik Gamer. FNC đã vượt qua Counter Logic Gaming và Epik Gamer ở vòng bán kết để tiến đến vòng chung kết. Fnatic phải đối mặt với aAa một lần nữa và chiến tắng với hiệu số 2-1 để được trao vương miệng vô địch giải League of Legends mùa 1. Riot sau đó đã tạo ra và phát hành skin theo chủ đề Fnatic, một tùy chỉnh cho những người chiến thắng giải vô địch thế giới, và đã chọn các nhà vô địch được chơi nhiều nhất trong mùa 1: Jarvan IV (Cyanide), Karthus (xPeke), Gragas (Shushei), Corki (LamiaZealot) ) và Janna (Mellisan).

Suốt 8 mùa giải qua, Fnatic vẫn luôn là cái tên có tên tuổi ở Châu Âu. Dù khi nổi, khi chìm, phong độ cũng có nhiều thời điểm chạm đáy, nhưng Fnatic chắc chắn là đội tuyển chưa bao giờ bị lãng quên. Tiêu biểu có thể kể tới kì CKTG 2014, một kì CKTG được xem như “cái chết của FNC“, đồng thời là lần cuối người ta được thấy đội hình đã đi vào huyền thoại của họ với những cái tên như xPeke, YellOwStAr, Soaz hay Rekkles sát cánh cùng nhau. Thất bại được lý giải bởi nhiều nguyên nhân nhưng kết cục là hiện thực mà ai cũng phải đối mặt, Soaz hay xPeke ra đi với giấc mộng mới mang tên Origen, Rekkles thậm chí sau đó còn có quyết định gây shock khi rời bỏ mái nhà FNC nhưng không lâu sau anh đã quay lại và tiếp tục tên tuổi của mình ở mái nhà này, nhà vua của Châu Âu, nhà vô địch từng viết nên lịch sử của trò chơi đã từng trải qua những nối trầm buồn như thế!

Trong suốt những thăng trầm, Fnatic đã có nhiều lần "thay máu" để tìm đội hình phù hợp cho các giải đấu chuyên nghệp cho đến CKTG 2018.

Đội hình chính thức FNATIC tại CKTG 2018

  • sOAZ (Paul Boyer) - Vị trí đường trên
  • Broxah (Mads Brock-Pedersen) - Vị trí đi rừng
  • Caps (Rasmus Winther) - Vị trí đi mid
  • Rekkles (Martin Larsson - Vị trí xạ thủ
  • Hylissang (Zdravets Iliev Galabov) - Vị trí hỗ trợ

Dù Fnatic ở mùa giải 2018 không còn những thành viên cũ tại mùa giải đầu tiên nhưng đây cũng phải là đội hình quá mới mẻ để có thể đánh giá "thiếu kinh nghiệm". FNC đã có một mùa giải tốt đẹp ở năm 2018 và họ vẫn đang bước tiếp trên con đường đăng cai lại ngôi vị mà họ đã "tạm nhường" cho những đội tuyển khác.

Khác với những đội đầu bảng như kt, RNG, … Fnatic là đội tuyển có một lối đánh vô cùng đa dạng và không phụ thuộc quá nhiều vào một cá nhân nào. Đặc biệt, Fnatic còn một tuyển thủ dự bị vô cùng chất lượng là Bwipo – một trong những đường trên có kĩ năng cao bậc nhất châu Âu thời điểm hiện tại. Chính vì vậy, người hâm mộ Fnatic hoàn toàn tự tin đội nhà có thể đánh kèo kĩ năng với bất kỳ đội tuyển nào trong thời điểm hiện tại.


Fnatic có một lối đánh rất khoa học nhưng cũng không kém phần máu lửa với người đi rừng Broxah và hỗ trợ Hylissang. Một điểm đáng chú ý nữa là hai đường đơn của họ thi đấu rất tự tin và khá dễ bị gank trong khi đó đường dưới lại hoàn toàn ngược lại với một lối chơi có phần hơi thụ động của Rekkles. Chính vì vậy, mấu chốt của các đội tuyển khác có thể vô hiệu hóa Broxah hay không. Nếu vượt qua được giai đoạn đi đường, các đội tuyển khác sẽ có tỉ lệ chiến thắng cao hơn khi họ rất thiên về các pha giao tranh lớn.

FNC đã kết thúc bảng D của họ với tỉ số 5-1 đẹp như mơ

Bảng D
1 Invictus Gaming 5-1
2 Fnatic 5-1
3 100 Thieves 2-4
4 G-Rex 0-6


FNC chỉ thua 1 trận Tie-Break nhưng điều đó không thể cản trở họ một lần nữa bước lên ngai vàng của CKTG.

Ngày 21/10 11h: Fnatic vs EDward Gaming

EDG có một cuộc rong chơi tại vòng khởi động khá dễ dàng. Tại vòng bảng C, cho dù phải cùng bảng với 2 ông lớn KT và Liquid họ vẫn không trùng bước. Mặc dù bị nhiều người đánh giá là đội hình yếu nhất của đại diện Trung Quốc năm nay nhưng họ đã chứng minh được sức mạnh khi đánh bại được KT - hạt giống số 1 Hàn Quốc. Họ cũng là đội tuyển Trung Quốc thứ 3 có mặt tại vòng tứ kết CKTG, liệu CKTG năm nay có trở thành LPL mở rộng hay không?

Nhưng FNC không chỉ mạnh ở đường giữa, sOAZBwipo bổ sung cho nhau cả về kinh nghiệm lẫn sức chiến đấu mỗi lần được thi đấu. “Trùm hỗ trợ châu ÂuHylissang khiến đối thủ khiếp sợ với những vị tướng tạo áp lực bằng khả năng mở giao tranh như Rakan. Một người nữa của FNC tại CKTG 2017Broxah cũng không còn quá ngây thơ và non nớt như trước khi giờ đây, anh và FNC đã trở thành một thể thống nhất. Đối thủ duy nhất người ta tin rằng có thể truất ngôi đầu của FNCIG lại có rất nhiều gương mặt trẻ và thiếu kinh nghiệm. Nếu đánh đúng phong độ, cơ hội độc chiếm ngôi đầu của FNC rất sáng sủa.

Lịch thi đấu của tất cả các đội tuyển TẠI ĐÂY

LMHT FNC CKTG 2018
Xem thêm