Kinh nghiệm đi phượt thời điểm này tránh bị CSGT phạt

Hoàng Hiệp
Thứ tư, 27/05/2020 19:30 PM (GMT+7)
A A+

Lực lượng CSGT đang thực hiện tổng kiểm soát giao thông toàn quốc, do đó các “phượt thủ” là nhóm người thường bị kiểm tra hành chính phổ biến.

Bắt đầu từ ngày 15/5 - 14/6, CSGT đồng loạt ra quân tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ trên toàn quốc. Trong đó, những người đi phượt bằng xe máy thường là đối tượng bị CSGT kiểm tra hành chính. Dưới đây là những điều các “phượt thủ” nên thực hiện nếu không muốn bị CSGT phạt.

Đảm bảo đầy đủ giấy tờ xe

Trong đợt tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, CSGT toàn quốc sẽ kiểm tra đủ 4 loại giấy tờ đối với người đi xe máy bao gồm:

kinh nghiem di phuot

Đăng ký xe

Giấy phép lái xe

Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc

Giấy tờ tùy thân

Lưu ý: Những người mua xe trả góp khi bị các ngân hàng, tổ chức tín dụng giữ bản gốc đăng ký xe thì có thể dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực.

Lắp gương chiếu hậu và dùng lại gương đúng quy chuẩn

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng.

Mức phạt không gương đối với xe máy là từ 100.000 đến 200.000 đồng. Đây là mức phạt cao hơn so với quy định cũ (80.000 - 100.000 đồng). Người điều khiển xe máy thiếu gương bên phải sẽ không bị phạt.

kinh nghiem di phuot

Bên cạnh đó các “phượt thủ” hãy lưu ý một số trường hợp có gương những vẫn bị CSGT phạt, đó là khi mọi người sử dụng gương thời trang, không đúng quy chuẩn Việt Nam QCVN 28:2010/BGTVT về gương chiếu hậu xe mô tô và xe gắn máy.

Những chi tiết có thể dễ dàng xác định mà không cần đo bằng phương tiện kỹ thuật như gương có tác dụng phản xạ và phải điều chỉnh được vùng quan sát. Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2. Trong trường hợp gương cầu, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.

Sử dụng pô nguyên bản của xe

Đa số những người đi phượt đường dài thường sử dụng xe côn tay, do đó việc độ pô xe rất phổ biến. Điều này không những vi phạm vào lỗi thay đổi kết cấu xe và còn ảnh hưởng tới những người sung quanh do tiếng kêu quá lớn của pô.

kinh nghiem di phuot

Kể từ năm 2020, hành vi độ pô xe sẽ bị xử phạt với mức nặng hơn được quy định tại Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;

Tháo đèn trợ sáng

Tương tự lỗi sử dụng pô độ, người sử dụng đèn trợ sáng vi phạm vào lỗi thay đổi kết cấu xe và cũng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự.

kinh nghiem di phuot

>>Xem thêm: CSGT có được kiểm tra CMND của người vi phạm không?

Lưu ý khi đi phượt kinh nghiệm đi phượt
Xem thêm