Bóng đá từng điêu đứng bởi dịch bệnh như thế nào?

Lê Thành
Thứ năm, 26/03/2020 15:00 PM (GMT+7)
A A+

Đây không phải lần đầu tiên làng thể thao thế giới phải điêu đứng trước dịch bệnh.

Dịch SARS (2003)

Đầu năm 2003, dịch SARS khiến nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là Trung Quốc. Vòng chung kết World Cup bóng đá nữ 2003 dự kiến được tổ chức ở đất nước tỷ dân vào tháng 9/2003 đã bị FIFA dời sang tháng 5 và tổ chức ở Mỹ, còn Trung Quốc sẽ tổ chức giải đấu tiếp theo vào năm 2007.

Cúm A/H1N1 (2009)

Dịch cúm A/H1N1 bùng phát vào năm 2009 khiến Mexico phải tổ chức giải bóng đá VĐQG mà không có khán giả. Giải vô địch bóng đá U17 khu vực CONCACAF cũng diễn ra tại quốc gia này phải huỷ bỏ dù đã thi đấu xong vòng bảng. Tại Mỹ, giải lặn FINA Grand Prix cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi hai đội Trung Quốc và Malaysia xin rút lui.

cac quoc gia chau phi

Dịch Ebola (2013-2016)

Các quốc gia châu Phi phải trải qua dịch bệnh do virus Ebola gây ra, đỉnh điểm vào năm 2014 với rất nhiều người lây nhiễm và tử vong. Vào tháng 11/2014, Morocco rút quyền đăng cai Cúp các quốc gia châu Phi (CAN Cup) 2015. Liên đoàn bóng đá châu Phi (CAF) đã phải nhờ tới Guinea Xích Đạo, nước đồng chủ nhà của kỳ CAN Cup 2012.

Dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, đặc biệt ở châu Âu. Các giải bóng đá vô địch quốc gia châu Âu đã phải tạm hoãn, trong đó có 5 giải đấu hàng đầu là Premier League (Anh), La Liga (Tây Ban Nha), Bundesliga (Đức), Serie A (Ý) và Ligue 1 (Pháp). Champions League và Europa League cũng chưa hẹn ngày trở lại.

Ba giải đấu lớn là Euro 2020, Copa America 2020 và Olympic Tokyo 2020 đều đã được dời sang năm 2021.


VIDEO: 10 phút 'điên rồ' ở trận đấu Viettel vs HAGL (Nguồn: VTV)

dịch covid-19 dịch sars dịch ebola bóng đá thế giới hoãn olympic tokyo 2020
Xem thêm