Tại sao người chơi thể thao có thể bị nhiễm virus?

Đặng Nguyệt
Thứ tư, 29/01/2020 21:03 PM (GMT+7)
A A+

Những người chơi thể thao có thể mắc một số loại bệnh lây nhiễm vì một vài lý do đặc biệt dưới đây.

Hoạt động cường độ cao, cạnh tranh tiếp xúc gần gũi với người khác, sử dụng thiết bị và tương tác bên ngoài có thể khiến một người chơi thể thao gặp phải một loạt vi trùng không mong muốn.

Điều này có thể gây ra sự giảm hiệu suất, hoặc lây nhiễm sang người khác nếu không được cách ly.

Bài viết này chỉ ra 5 lý do tại sao chơi thể thao có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu bạn không thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

1. Cơ thể ướt đẫm mồ hôi

Như mọi người đều biết, nhiệt độ cơ thể và mồ hôi được tạo ra từ hoạt động là điều kiện lý tưởng trên da để nhiều vi sinh vật phát triển mạnh.

Nhiễm trùng có nhiều khả năng duy trì trong điều kiện ấm, ẩm được duy trì trong thời gian dài, đặc biệt là trong các khu vực 'bí' của cơ thể, chẳng hạn như bàn chân.

2. Dùng chung thiết bị

Những người chơi thể thao thường tiếp xúc gần gũi với nhau, chia sẻ các các dụng cụ thiết bị như phòng thay đồ, vòi hoa sen, nhà vệ sinh, dụng cụ thể thao và thậm chí cả vật dụng cá nhân.

Điều này làm tăng cơ hội chuyển thứ gì đó có hại từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp, chạm vào bề mặt bị ô nhiễm hoặc hít phải vi sinh vật trong không khí do ho và hắt hơi.

3. Tiếp xúc, tương tác trong khi chơi thể thao

Có các môn thể thao cần sự tương tác như đấm bốc, bóng bầu dục, đấu vật và judo, do vậy tiếp xúc cơ thể với nhau là một phần của trò chơi.

Hơn nữa, các môn thể thao hàng đầu như bóng đá và bóng rổ cũng đòi hỏi nhiều sự tiếp xúc. Người ta cho rằng tiếp xúc da kề da có thể gây ra sự truyền nhiễm giữa các vận động viên.

Thêm vào đó, một số dụng cụ như thảm, đệm bọt, ghế dài... khi sử dụng chung cũng có thể là nơi chuyển giao nhiễm trùng từ người này sang người khác.

4. Nước bị ô nhiễm

Người chơi một số môn thể thao dưới nước cũng có thể bị lây nhiễm nếu nước bị ô nhiễm bởi người có vết trầy xước.

Tại Rio 2016, các vận động viên thể thao dưới nước đã được cảnh báo rằng nước bị ô nhiễm và phải rửa càng sớm càng tốt sau khi xuống nước.

5. Hệ thống miễn dịch kém

Cơ thể khỏe mạnh chưa chắc có thể bảo vệ chống lại nhiễm trùng, đặc biệt là virus. Trên thực tế, tập thể dục nặng kéo dài làm tổn hại hệ thống miễn dịch.

Các phần khác nhau của hệ thống miễn dịch sau đó sẽ dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn hơn, ví dụ: da, phổi, đường hô hấp trên, máu và cơ bắp.

Các chuyên gia cho biết để có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ bị nhiễm và lây nhiễm từ người khác, bạn cần rửa sạch các vết bẩn trên cơ thể sau khi chơi thể thao, sơ cứu vết thương nếu có, và đảm bảo các đồ dùng thể thao luôn sạch sẽ trước khi sử dụng.

Nguồn: Initial.com

lưu ý cho người chơi thể thao nguy cơ mắc virus ai có nguy có mắc virus
Xem thêm