Truyền thông Mỹ xếp hạng Valorant là tựa game toxic nhất

Rain
Thứ năm, 22/12/2022 16:02 PM (GMT+7)
A A+

Theo thống kê của MSNBC, Valorant là tựa game đứng đầu trong bảng xếp hạng toxic, xếp ngay phía sau là Dota2 và Fortnite.

Cạnh tranh luôn là yếu tố cốt lõi duy trì sự hấp dẫn và lôi cuốn của một tựa game eSports. Tuy nhiên, cái giá của sự cạnh tranh là nỗi buồn khi thất bại và nỗi nhục khi bị kẻ địch xúc phạm bằng hành động hoặc ngôn từ.

Trong tất cả những bảng xếp hạng game toxic nhất được công bố trong những năm gần đây, game eSports luôn "vinh dự" được xếp ở đầu danh sách. Thay vì trao nhau lời hay ý đẹp, các game thủ eSports thích chửi bới và lăng mạ đối phương để tạo lợi thế hoặc thỏa mãn cái tôi cá nhân, đó là vấn đề muôn thuở mà các nhà phát hành chưa thể nào giải quyết.

Truyền thông Mỹ xếp hạng Valorant là tựa game toxic nhất 234976

Theo MSNBC (một kênh truyền hình / công ty truyền thông của Mỹ), Valorant là tựa game xuất hiện nhiều hành vi quấy rối nhất đối với các game thủ ở độ tuổi từ 10 -17. Do phạm vi nghiên cứu bó hẹp trong độ tuổi thanh thiếu niên ở Mỹ, chúng ta sẽ không thấy những tựa game phổ biến ở Châu Á xuất hiện trong danh sách này.

Đứng đầu danh sách là Valorant với 80%, Dota2 và Fortnite xếp ngay sau với 71% và 66%, kế đến là những tựa game phổ biến tại phương Tây như PUBG, World of Warcraft, Call of Duty, Final Fantasy, GTA. Thật đáng ngạc nhiên là CS:GO và Liên Minh Huyền Thoại lại không nằm trong danh sách này, có lẽ game thủ của các tựa game này hầu hết đều đã vượt quá lứa tuổi 17, hoặc họ thích tắt chat.

Truyền thông Mỹ xếp hạng Valorant là tựa game toxic nhất 234977

Tính tới thời điểm hiện tại, Valorant đã ra mắt được 2 năm và ghi nhận những bước tiến vượt bậc cả về mặt số lượng người chơi lẫn các giải đấu eSports. Tuy nhiên, những vấn đề tiêu cực trong game cũng xuất hiện ngày một nhiều.

Mặc dù Valorant ít bị ảnh hưởng bởi hacker hơn CS:GO, nhưng vì chính sách phát hành miễn phí nên game thủ của họ là tổng hợp của nhiều thành phần khác nhau. Có những người chưa bao giờ chơi game FPS và xử lý hết sức ngáo ngơ trong nhiều tình huống, đó là lý do chính dẫn đến những bất hòa trong team.

Thay vì im lặng và gánh đội, những người chơi game FPS thường sẽ có xu hướng bật mic lên và đổ lỗi cho nhau, đó là mặt trái của tính năng đàm thoại. Mặc dù Valorant có tính năng tố cáo để xử phạt các hành vi toxic, nhưng với lượng người chơi khổng lồ và lượng người kiểm duyệt ít ỏi, những nỗ lực của Riot Games chỉ như muối bỏ bể.

Cách tạo tài khoản Riot Games để chơi LMHT, Tốc Chiến, Valorant, HTR

Xem thêm