Hậu bê bối an toàn của Daihatsu, các hãng xe Nhật đồng loạt bị điều tra trên diện rộng

Trang
Thứ hai, 13/05/2024 06:00 AM (GMT+7)
A A+

Nền công nghiệp ô tô Nhật Bản đang bị chính phủ nước này kiểm soát nghiêm ngặt sau hàng loạt bê bối liên quan đến công đoạn tự kiểm soát chất lượng nội bộ.

Vào tháng 05/2024, chính phủ Nhật Bản đã công bố một cuộc điều tra diện rộng về công đoạn tự kiểm soát và chứng nhận chất lượng sản phẩm của các hãng xe nước này. 

Theo tờ báo địa phương Nikkan Jidosha Shimbun trích lời Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và Giao thông, mọi hãng xe sẽ bị kiểm tra xem có tuân thủ các quy tắc tự kiểm soát và chứng nhận chất lượng sản phẩm hay không.

Động thái này được thực hiện sau chưa đầy 6 tháng kể từ khi Toyota tìm thấy sự "không nhất quán" trong chương trình thử nghiệm động cơ của mình. 

Vào lúc đó, Toyota đã buộc phải tạm ngưng sản xuất và bàn giao một số dòng sản phẩm. Đến tháng 02/2024, chính quyền mới bật đèn xanh cho Toyota hoạt động trở lại bình thường.

p5-quality-header-assuring-quali

Trước đó một chút, thương hiệu con của Toyota là Daihatsu bị phát hiện đã gian lận kết quả thử nghiệm an toàn. Vào năm 2022, phân nhánh xe tải của Toyota là Hino thừa nhận làm giả dữ liệu kiểm tra động cơ. Tất cả những bê bối trên đã khiến Toyota phải công khai xin lỗi - một động thái hiếm thấy từ hãng trong quá khứ.

Do những sự việc này có thể ảnh hưởng tiêu cực lên hình ảnh xe Nhật nói chung, chính phủ Nhật Bản quyết định siết chặt khâu quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm của từng hãng xe.

Dù các bê bối gần đây xoay quanh Toyota, thực tế cho thấy họ không phải là thương hiệu duy nhất lơ là khâu kiểm soát chất lượng tại Nhật. Vào cuối năm 2017, Subaru và Nissan cũng từng phải thừa nhận việc kiểm soát chất lượng kém.

Subaru khi đó xác nhận họ cho phép các kỹ thuật viên không được cấp phép kiểm soát chất lượng xe mới trong hàng thập kỷ trước đó. Về phần Nissan, họ cũng bị phát hiện lơ là khâu kiểm soát chất lượng, buộc hãng phải ngừng sản xuất một thời gian và triệu hồi gần 1,2 triệu xe sản xuất trong 3 năm trước đó.

1212910-17153160758041105615959

Đáng chú ý, khi bê bối nổ ra vào năm 2017, Honda, Mazda và cả Toyota đều tuyên bố rằng họ đã kiểm tra lại khâu chứng nhận chất lượng xe mới và không thấy có vấn đề.

Những bê bối này tiếp tục cho thấy khâu kiểm soát nội bộ của các hãng xe Nhật có nhiều vấn đề. Trong thập kỷ 1990, các hãng xe nước này đã đạt một thỏa thuận có tên "Gentlemen's Agreement" (tạm dịch Thỏa thuận của những quý ông). 

Thỏa thuận này nhằm kiềm hãm công suất xe mới ra mắt của các hãng xe Nhật ở mức 276 mã lực để tránh cuộc đua hiệu suất cao leo thang và hạn chế tình trạng tai nạn giao thông gia tăng tại Nhật. 

Thay vào đó, các hãng xe sẽ phải tập trung cải thiện các công nghệ khác để mang lại một mẫu xe thể thao nhanh, linh hoạt, trải nghiệm lái tốt nhiều hơn là chỉ chăm chăm nâng số mã lực.

Tuy vậy, thỏa thuận này gần như không được hãng xe nào tuân thủ.Các tên tuổi nổi danh trong làng xe thể thao Nhật Bản thời đó đều vi phạm "Gentlemen's Agreement", khiến thỏa thuận này trở nên vô nghĩa.

1212902-1715316075791315242221

Một số ví dụ có thể kể đến là Subaru WRX STI (296 mã lực), Nissan Skyline GT-R (400 mã lực), Mitsubishi 3000GT (320 mã lực) hay Nissan 300ZX (300 mã lực) dù toàn bộ trong số chúng đều được công bố số mã lực chỉ 276 trên lý thuyết. Đến năm 2004, thỏa thuận này chính thức biến mất khi Honda công bố Legend chạy máy V6 với 300 mã lực.

Cuộc điều tra của chính phủ Nhật Bản lần này hy vọng sẽ mang lại sự minh bạch và nâng cao chất lượng sản phẩm xe hơi, từ đó khôi phục lại lòng tin của người tiêu dùng vào ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản.

Xem thêm