Khi nào nên về số N? Những tình huống tài xế lái xe số tự động cần ghi nhớ

Trang
Thứ ba, 29/04/2025 18:30 PM (GMT+7)
A A+

Chế độ số N trên ô tô số tự động thường bị nhiều tài xế bỏ qua hoặc sử dụng chưa đúng cách. Tuy nhiên, trong một số tình huống cụ thể, việc chuyển về số N đúng thời điểm có thể giúp xe vận hành an toàn, bền bỉ hơn.

Trên các mẫu ô tô số tự động hiện nay, bên cạnh các chế độ quen thuộc như D (Drive - số tiến), R (Reverse - số lùi) và P (Parking - đỗ xe), chế độ N (Neutral - số mo) cũng là một phần quan trọng của bộ chuyển số.

Tuy nhiên, khác với những chế độ thường xuyên được sử dụng khi vận hành xe, chế độ số N lại không dành cho việc lái xe hàng ngày. Thay vào đó, nó được thiết kế để hỗ trợ người lái trong một số tình huống đặc biệt nhằm bảo vệ hệ thống truyền động và tăng cường độ an toàn cho phương tiện.

xe-so-tu-dong

Dù xuất hiện trên tất cả các xe số tự động, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ khi nào nên sử dụng số N một cách đúng đắn. Dưới đây là bốn tình huống chính mà chế độ số mo được các chuyên gia khuyến nghị sử dụng:

1. Khi dừng xe chờ đèn đỏ

Tại các giao lộ có đèn tín hiệu, nhiều tài xế thường giữ xe ở số D và đạp phanh chờ đèn xanh. Tuy nhiên, nếu thời gian dừng lâu, việc này có thể gây mỏi chân và tạo áp lực không cần thiết lên hệ thống phanh. 

Trong trường hợp này, chuyển cần số sang N kết hợp kéo phanh tay sẽ giúp giảm tải cho hệ thống truyền động, đồng thời mang lại sự thoải mái hơn cho người lái. 

Cách làm này cũng hạn chế nguy cơ va chạm dây chuyền trong trường hợp bị xe phía sau tông mạnh từ phía sau. Tuy nhiên, nếu thời gian dừng quá ngắn chỉ vài giây, vẫn có thể giữ xe ở số D và đạp phanh như thông thường để tránh thao tác thừa.

vuot-den-do7-1735880230993148905_optimized

2. Sử dụng số N khi kéo xe

Trong trường hợp xe bị hư hỏng hoặc gặp tai nạn không thể tự di chuyển, việc kéo xe là giải pháp cần thiết. Khi đó, chế độ số N sẽ cho phép bánh xe quay tự do mà không truyền lực từ động cơ, từ đó giảm nguy cơ làm hỏng hệ thống hộp số và truyền động. 

Tuy nhiên, không phải mẫu xe nào cũng có thể kéo theo cách thông thường. Một số xe yêu cầu sử dụng phương pháp đặc biệt hoặc có giới hạn về khoảng cách và tốc độ khi kéo. Do đó, người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của kỹ thuật viên trước khi thực hiện kéo xe.

3. Khi đỗ xe và tắt máy

Thói quen phổ biến của nhiều tài xế là đưa cần số về P trước rồi mới kéo phanh tay khi dừng đỗ. Tuy nhiên, cách làm này lâu dài có thể làm mòn các cơ cấu chốt trong hộp số, nhất là khi xe đỗ trên dốc. 

Để giảm thiểu rủi ro, các chuyên gia khuyến nghị quy trình đúng nên là: giữ phanh chân, kéo phanh tay, sau đó mới chuyển cần số từ D sang P. Trong quá trình đó, việc đưa cần số tạm thời về N trước khi vào P cũng giúp giảm áp lực cơ học lên hộp số.

hoc-lai-xe-so-tu-dong-13

4. Khi xe gặp sự cố kẹt chân ga

Kẹt chân ga là tình huống nguy hiểm có thể khiến xe tiếp tục tăng tốc dù người lái đã nhấc chân khỏi bàn đạp.Trong tình huống khẩn cấp này, việc nhanh chóng chuyển số về N sẽ ngắt kết nối giữa động cơ và bánh xe, giúp xe không tiếp tục lao đi mất kiểm soát. 

Sau đó, người lái có thể đạp phanh để đưa xe về trạng thái dừng an toàn và tắt máy để kiểm tra nguyên nhân sự cố. Đây là một trong những biện pháp hiệu quả nhất giúp ngăn chặn tai nạn nghiêm trọng.

Góp ý / Báo lỗi
Xem thêm