Sau Toyota, đến lượt BMW bị cáo buộc gian lận khí thải động cơ

Quốc Bình
Thứ tư, 28/02/2024 05:39 AM (GMT+7)
A A+

Hàng nghìn chiếc SUV BMW X3 sử dụng động cơ diesel ở châu Âu đã bị phát hiện sử dụng phần mềm vô hiệu hóa hệ thống khí thải.

BMW bị tố gian lận khí thải động cơ

Cơ quan giám sát giao thông liên bang Đức tuyên bố họ đã phát hiện ra một thiết bị gian lận khí thải trên những chiếc SUV BMW X3 sử dụng dầu diesel được sản xuất từ năm 2010 đến 2014.

Cơ quan chức năng Đức lên tiếng

Trong một tuyên bố được công bố trực tuyến, cơ quan chức năng của Đức mang tên Kraftfahrt-Bundesamt (KBA - Cơ quan Vận tải Liên bang Đức) tuyên bố BMW đã trang bị cho các mẫu SUV X3 động cơ turbo-diesel 1,8 lít và 2,0 lít tạo ra lượng khí thải cao hơn mức quy định của pháp luật trong một số trường hợp cụ thể.

K9WmhwY0TJmUEkJOmwng_result

Theo báo cáo của tờ Drive (Úc) vào tháng 1 năm 2024, KBA thông báo họ đang mở một cuộc điều tra về các cáo buộc liên quan tới hệ thống phát thải trên các mẫu xe X3 khi điều hòa không khí được bật trong ô tô. Nguyên nhân đó là vì điều hòa không khí thường không hoạt động khi các cuộc kiểm tra khí thải trong phòng thí nghiệm được tiến hành.

Phương tiện BMW nào chịu ảnh hưởng từ bê bối?

Mới đây, KBA cho biết họ đã tìm thấy phần mềm cho phép các mẫu X3 - cụ thể là các phiên bản sDrive 18d và xDrive 20d - tạo ra oxit nitơ ngoài giới hạn quy định khi xe bật điều hòa.

Cơ quan KBA cho biết khoảng 33.000 xe tại Đức sẽ bị ảnh hưởng, trong khi ước tính sẽ có tới 150.000 xe trên khắp châu Âu thuộc diện nghi ngờ trang bị được thiết bị gian lận khí thải.

BMW-X3-Badge-625x416_result

"BMW đã làm việc từ khá lâu để phát triển một biện pháp cả về phần cứng và phần mềm nhằm loại bỏ những chức năng gây tranh cãi," cơ quan giao thông Đức nói trong một tuyên bố.

KBA cũng cho biết các giải pháp này dự kiến sẽ được triển khai vào tháng 6 năm 2024.

Những vụ bê bối liên quan tới khí thải động cơ trên thế giới

Trong quá khứ, một thương hiệu Đức khác là Volkswagen đã vướng vào vụ bê bối "Dieselgate" đầy tai tiếng, trong đó phát hiện ra rằng Volkswagen đã cài đặt phần mềm gian lận trong các động cơ diesel của mình để qua mặt các bài kiểm tra khí thải.Phần mềm này được thiết kế để khi xe được kiểm tra, nó sẽ giảm lượng khí thải xuống mức đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, nhưng khi xe hoạt động trên đường, lượng khí thải thực tế lại cao hơn nhiều so với quy định.

Vụ bê bối này đã khiến Tập đoàn Volkswagen tổn thất nặng nề, ước tính mất hơn 46,5 tỷ AUD (tương đương 750 nghìn tỷ đồng) do các khoản phạt, bồi thường và việc thu hồi xe.

https___cdn.cnn.com_cnnnext_dam_assets_190405110734-01-bmw-emissions-file-restricted

Mới đây, vào tháng 1 năm 2024, Toyota thừa nhận đã gian lận trong các bài kiểm tra khí thải đối với một số động cơ của mình, bao gồm động cơ turbo-diesel 2.8 lít bốn xi lanh được lắp trên các mẫu xe Land Cruiser Prado, HiLux, Fortuner và HiAce – được sản xuất bởi công ty con Toyota Industries.

Toyota cho biết họ phát hiện ra vấn đề này sau một số kết quả kỳ lạ liên quan đến các xe nâng của mình và điều đó dẫn đến việc kiểm tra các động cơ diesel. Tổng cộng, hãng đã bán khoảng 84.000 xe có động cơ bị dính cáo buộc, bắt đầu từ năm 2020.

Xem thêm