Triết lý bóng đá đích thực của Mourinho là gì?

Thứ tư, 30/04/2014 19:24 PM (GMT+7)
A A+

Chính Mourinho là người đưa cụm từ “đỗ xe bus trước khung thành” vào bóng đá Anh cách nay gần 1 thập kỷ khi ông chỉ trích chiến thuật phòng ngự của Tottenham.

 

Bây giờ thì chính ông lại được coi là người chủ yếu áp dụng chiến thuật phòng ngự  ấy. Điển hình là kiểu phòng ngự triệt để của Inter Milan thời ông cầm quân trong trận gặp Barca ở Camp Nou tại Champions League 2010. Nhưng tư tưởng phòng ngự này cũng thể hiện rõ nét trong sự nghiệp của Mourinho.

 

Ông cũng kêu ca West Ham chơi thứ bóng đá của thế kỷ 19 để chống lại Chelsea nhưng sau đó chính ông cho Chelsea lặp lại lối đá này trước Atletico Madrid và Liverpool. Thực ra cách gọi của Mourinho không chính xác bởi thế kỷ 19 các đội chơi với sơ đồ hình kim tự tháp 2-3-5 trong khi kiểu bố trí rất nhiều cầu thủ lùi sâu phòng ngự ở sân nhà là phát minh của bóng đá hiện đại.

 

 

Bán kết C1,Bán kết Cúp C1,Atletico vs Chelsea,Vicente Cadelron,Atletico Madrid,Chelsea,The Blues,Champions League,Mourinho,Ban ket C1,Ban ket Cup C1

Mourinho là người coi trọng kết quả hơn lối chơi

 

Nói cách khác, dù Mourinho cứ chỉ trích đối thủ chơi phòng ngự tiêu cực nhưng chính ông không thích đối đầu với những đội bóng đá phòng ngự kiểu đỗ xe bus trước khung thành bởi ông biết là không có cách gì để hóa giải lối chơi phòng ngự ấy và là một người coi trọng chiến thắng hơn là phong cách thi đấu, Mourinho cũng dùng kiểu đá phòng ngự đỗ xe bus trước khung thành khi tình thế đòi hỏi.

 

Ông chỉ trích đối thủ chơi phòng ngự kiểu này chẳng qua chỉ là trò tâm lý chiến vốn là đặc sản của ông và giúp Mourinho thoát khỏi cảm giác thất vọng khi đội bóng của ông bị đối thủ bóp nghẹt mọi kiểu tập kích bằng cách phòng ngự đỗ xe bus trước khung thành. Chính Chelsea trong vài tháng qua đã chơi phòng ngự giống kiểu đỗ xe bus trước khung thành hơn bất kỳ đội nào khác trong lịch sử. Họ cho thấy cả mặt tích cực lẫn tiêu cực của lối chơi này.

 

Chuyện Chelsea lùi sâu phòng ngự ở mép vòng cấm và đẩy lui mọi đợt tấn công của đối thủ không có gì mới mẻ. Vấn đề ở đây là ngay chính đội Chelsea này cũng gặp khó khăn khi gặp phải những đối thủ chơi phòng ngự lùi sâu. Nếu Chelsea không thể vô địch Premier League mùa này (khả năng có thể xảy ra) thì đó là bởi Mourinho không biết làm thế nào để khoan phá các hàng phòng ngự lùi sâu của Aston Villa, Sunderland và Crystal Palace. Chelsea đã đánh rơi 9 điểm trong các cuộc đấu với những đối thủ ở nửa dưới BXH dù họ chiếm ưu thế.

 

Chelsea đá phòng ngự phản công nhưng vì thiếu một tiền đạo săn bàn thượng thặng trong vòng cấm nên họ dùng bóng ngắn thay vì bóng dài. Đá phòng ngự kiểu đỗ xe bus trước khung thành làm phá sản lối chơi phản công cũng như tiki-taka. Nhìn Chelsea đá mấy tháng qua có thể thấy họ phòng ngự tuyệt vời khi đỗ xe bus trước khung thành nhưng gặp khó khăn khi phải tấn công các đối thủ cũng chơi phòng ngự kiểu tương tự.

 

Vậy sao họ không đá khác đi? Điều người ta nhầm lẫn trong thời gian gần đây là phòng ngự kiểu đỗ xe bus trước khung thành và đá phản công không đồng nhất với nhau. Hai chiến thuật này có thể kết hợp lại nhưng chơi kiểu này (đỗ xe bus trước khung thành) không nhất thiết là nó giống với kiểu kia (đá phản công). Chelsea làm cả hai việc đó. Một đội bóng có thể đá phản công mà không nhất thiết phải lùi sâu phòng ngự.

 

Bán kết C1,Bán kết Cúp C1,Atletico vs Chelsea,Vicente Cadelron,Atletico Madrid,Chelsea,The Blues,Champions League,Mourinho,Ban ket C1,Ban ket Cup C1

Chỉ trích đối thủ phòng ngự tiêu cực chỉ  là trò tâm lý chiến của Mourinho

 

Chiến thắng 6-0 của Chelsea trước Arsenal là ví dụ. Mourinho chỉ đạo cầu thủ pressing thật mạnh khi Arsenal chơi bóng ở giữa sân rồi đưa bóng ra phía sau hàng thủ Arsenal cho Eto’o hay Andre Schuerrle. Trong nhiệm kỳ đầu của Mourinho ở Chelsea, Joe Cole cũng cho thấy đá phản công không đồng nghĩa với lùi sâu phòng ngự. “Người ta có thể phản công bằng cách đoạt bóng ở trung tuyến”, anh nói. Điều quan trọng là xâm nhập các khoảng trống và vì Arsenal để lộ ra các khoảng trống phía sau hàng thủ khi tổ chức lối chơi ở trung tuyến nên Chelsea có thể phản công mà không cần lùi sâu về vòng cấm của họ để phòng ngự. Do Olivier Giroud thiếu tốc độ nên họ càng thoải mái dâng cao.

 

Điều gây thất vọng trong trận bán kết lượt đi Champions League là cả Chelsea lẫn Atletico đều chơi pressing ở trung tuyến quá tốt và phản công đều hay. Atletico cũng có thể đá phòng ngự lùi sâu trong vòng cấm của họ chơi hay hơn nhiều khi dâng cao hơn, luân chuyển bóng nhanh hơn và tấn công trực diện hơn. Cuộc đối đầu giữa hai đội hứa hẹn hấp dẫn nhưng có lẽ điều đó chỉ xảy ra khi một đội ghi bàn thắng sớm ở trận bán kết lượt về này.

 

Bóng đá luôn biến hóa, thường là không tuân theo quy luật logic. Nhưng nỗi ám ảnh khi đối mặt với những đội cầm bóng nhiều mà điển hình là những thành công của tuyển Tây Ban Nha và Barca các năm 2008, 2009 cũng như những thành công của các đội chơi phòng ngự như Porto và tuyển Hy Lạp 2004 đã thúc đẩy thứ bóng đá tiêu cực.

 

Nếu Atletico vô địch Liga, Chelsea vô địch Champions League và một đội ngoài rìa nào đó vô địch World Cup bằng lối chơi phản công (Uruguay chẳng hạn) thì chúng ta sẽ chứng kiến một sự thay đổi khác. Mùa sau có thể sẽ có nhiều đội đá phản công hơn. Hoặc đơn giản là sẽ có nhiều đội đỗ xe bus trước khung thành hơn vì sao chép những đòn miếng tấn công hay nhất của đối thủ không bao giờ là chuyện dễ dàng.

Bán kết C1 Bán kết Cúp C1 Atletico vs Chelsea Vicente Cadelron Atletico Madrid Chelsea The Blues Champions League Mourinho Ban ket C1 Ban ket Cup C1
Xem thêm