Bán cầu thủ Việt sang châu Âu có dễ vậy không?

Nguyễn Nam
Thứ hai, 20/10/2014 07:00 AM (GMT+7)
A A+

Sau khi trở về từ VCK U.19 châu Á thì thông tin các cầu thủ U.19 VN được CLB Arsenal, PSV Eindhoven để mắt đến, rồi các nhà môi giới ngỏ lời hỏi mua sang Hàn, Nhật. Những thông tin kiểu “ai nói cũng được” lại khiến không ít người tưởng rằng cầu thủ Việt chuẩn bị “đua” nhau xuất ngoại trời Âu đến nơi.

Xuất khẩu cầu thủ sang châu Âu có dễ vậy không?

U19 Việt Nam, HAGL-JMG, Arsenal, PSV Eindhoven, cầu thủ Việt xuất ngoại, Hàn Quốc, Nhật Bản, Kolo, Yaya Toure, Didier Zokora, Gervinho, Emmanuel Eboue, Học viện JMG Bờ Biển Ngà, Học viện HAGL-JMG, Tuấn Anh, Xuân Trường, Công Phượng

Công Phượng, Tuấn Anh được Arsenal hỏi mua, liệu có dễ đến vậy không? (ảnh Tùng Lê)


Học viện HAGL Arsenal JMG, xin được nhắc lại không phải là Học viện JMG duy nhất trên thế giới mà là Học viện JMG thứ 8 được mở rải rác khắp toàn cầu. Cho đến giờ ngoài Học viện JMG Bờ Biển Ngà thành công vang dội với lứa cầu thủ 1980-1981 và 1983-1984 của anh em nhà Kolo, Yaya Toure, Didier Zokora, Gervinho, Emmanuel Eboue… thì các Học viện JMG còn lại đều chưa bán được cầu thủ nào sang CLB lớn ở 5 giải đấu hàng đầu châu Âu. Ngay cả Học viện JMG Bờ Biển Ngà sau 2 lứa đầu thành công đến các lứa sau cũng đã phải đóng cửa năm 2010 vì không đào tạo ra các cầu thủ chất lượng nữa.

Sau khi tốt nghiệp không phải cầu thủ JMG Bờ Biển Ngà nào cũng được bán thẳng cho các CLB lớn như Arsenal, Barca, Tottenham ngay mà phải thông qua một “trạm trung chuyển” CLB ASEC Mimosas ở Bờ Biển Ngà và sau đó là CLB KSK Beveren (Bỉ) để tiếp tục rèn giũa, thi đấu thêm vài năm nữa.

Kolo Toure (SN 1981) chuyển sang Arsenal năm 2002 khi đã đá 3 năm cho CLB ASEC Mimosas (đội bóng hợp tác với Học viện JMG) ở giải VĐQG Bờ Biển Ngà. Còn Yaya Toure đá cho ASEC Momosas đến năm 18 tuổi rồi chuyển sang Beveren đá thêm 2 mùa (2001-2003) rồi tiếp tục sang đầu quân cho nhiều CLB khác Metalurh Donetsk (Ucraina, 2003-2005), Olympiakos (Hy Lạp, 2005-2006), Monaco (Pháp-2006-2007) rồi mới về đầu quân cho Barcelona năm 2007 – tức lúc đó Yaya Toure đã 24 tuổi.

U19 Việt Nam, HAGL-JMG, Arsenal, PSV Eindhoven, cầu thủ Việt xuất ngoại, Hàn Quốc, Nhật Bản, Kolo, Yaya Toure, Didier Zokora, Gervinho, Emmanuel Eboue, Học viện JMG Bờ Biển Ngà, Học viện HAGL-JMG, Tuấn Anh, Xuân Trường, Công Phượng

Yaya Toure trước khi đầu quân cho Barcelona năm 2007 phải chuyển qua một loạt CLB như Beveren (ảnh), Metalurh, Donetsk Olympiakos và Monaco trong 6 năm ròng.

 

Trong khi đó các Học viện JMG Madagascar, JMG Chonburi-Thailand mở cửa trước JMG HAGL đều đào tạo được 2 khóa nhưng không có được tài năng nào triển vọng cũng lần lượt đóng cửa vào các năm 2012, 2013.

Học viện HAGL JMG trước hết vẫn nằm trong hệ thống, chịu sự quản lý-giám sát về chuyên môn lẫn đầu ra của Học viện JMG toàn cầu để thấy rằng bán được cầu thủ sang châu Âu họ phải tính toán rất cặn kẽ chứ không phải “dễ như bán rau”.

Thực sự nếu cầu thủ Học viện HAGL JMG hướng đầu ra ở châu Âu thì họ sẽ được tạo điều kiện thi đấu ở CLB HAGL tại V.League rồi sau đó trung chuyển sang KSK Beveren ở Bỉ, là nơi mà ông Jean Marc Guillou đang có phần hùn.

Trình độ của Công Phượng, Tuấn Anh hay Xuân Trường dù rất nổi trội so với mặt bằng cầu thủ trẻ Việt Nam nhưng để đến được với Arsenal hay PSV Eindhoven là cả hành trình dài.

Cứ thể hiện ở V.League rồi tính đường dài sau

Tuyển U.19 Việt Nam là đội bị loại sớm ở vòng bảng VCK U.19 châu Á nhưng khi rộ lên tin các cầu thủ Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường được CLB Arsenal ngỏ mua thì dù đó là lời nói xuất phát từ miệng của ông Lê Hùng Dũng – chủ tịch VFF đi nữa thì cũng cần nên xem xét lại tính xác thực.

Nói ai nói chẳng được, nhất là ở Việt Nam. Ví như ông Lê Hùng Dũng vẫn cứ nói “tỉnh rụi” chuyện lấy tuyển U.19 VN ra đá vòng loại rồi mơ mộng lọt vào VCK World Cup 2018 đấy thôi (!). Có nhiều người thấy trái tai, phản biện lại bằng chuyên môn, ông Dũng cứ bảo lưu quan điểm kiểu: “Có ai đánh thuế giấc mơ, tại sao không mơ”. Vậy coi như huề vốn!

U19 Việt Nam, HAGL-JMG, Arsenal, PSV Eindhoven, cầu thủ Việt xuất ngoại, Hàn Quốc, Nhật Bản, Kolo, Yaya Toure, Didier Zokora, Gervinho, Emmanuel Eboue, Học viện JMG Bờ Biển Ngà, Học viện HAGL-JMG, Tuấn Anh, Xuân Trường, Công Phượng

Sau hơn 10 năm miệt mài ở giải V.League và ĐTVN và thậm chí từng sang học việc và chơi cho Leixoes SC ở giải VĐQG Bồ Đào Nha, Lê Công Vinh mới được khẳng định là chân sút số 1 của BĐVN nhưng lúc sang Nhật, Công Vinh chỉ đá dự bị cho CLB Consadole Sapporo ở giải J.League 2.

 

Thử dùng lý trí để đặt câu hỏi, tại sao ở VCK U.19 châu Á lần này nhiều đội bóng như U.19 Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản, UAE, Uzbekistan, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Qatar là 8 đội lọt vào tứ kết và kể cả các tuyển U.19 Hàn Quốc, Australia rất mạnh, bị loại đáng tiếc nhưng chẳng thấy báo chí Tây lẫn các nước này đề cập đến chuyện CLB lớn ở châu Âu mua cầu thủ trẻ về, trong khi U.19 VN lại hết Arsenal, Eindhoven đến Nhật, Hàn hỏi mua tới tấp “đắt như tôm tươi”?!

Cầu thủ U.19 VN đã giỏi đến mức các CLB Arsenal, Eindhoven hay các đội ở J.League, K.League tranh nhau xếp hàng hỏi mua hay chính chúng ta bơm thổi rồi ngồi tự sướng với nhau?

“Muốn nhanh thì phải từ từ”. Cầu thủ U.19 VN muốn đi Tây, đi Nhật, Hàn trước hết cứ thử đá V.League một mùa xem sao. Kinh nghiệm thi đấu đỉnh cao ở CLB chưa có, chưa ra sân thi đấu, cạnh tranh ở giải VĐQG lần nào thì Công Phượng, Tuấn Anh cứ thử bắt đầu ở V.League đi. Sau 1-2 mùa bóng nếu giỏi hơn, mạnh mẽ và già dặn hơn biết đâu đấy lại được CLB nào đó ở trời Âu rải thảm đỏ mời sang. Lúc đó đâu có muộn.

U19 Việt Nam HAGL-JMG Arsenal PSV Eindhoven cầu thủ Việt xuất ngoại Hàn Quốc Nhật Bản
Xem thêm