Tỷ số trực tuyến-tỷ số bóng đá, transfer rumours and opinion
tin bong da, xem bong da truc tuyen, bong da truc tiep, tin the thao, kết quả bóng đá hôm nay, 24h com vn bong da, lich thi dau ngoai hang anh, bong da ngon, tin tuc bong chuyen, bóng đá trực tiếp, 24h bong da, ketquabongda, kqbd,Bóng đá số.
Tỷ số trực tuyến-tỷ số bóng đá, transfer rumours and opinion. Xem kết quả bóng đá hôm nay mới nhất tại. Cập nhật kết quả bóng đá trực tiếp TBN, Anh, Pháp, Đức, Ý, C1 và hơn 1000 giải khác. Lịch thi đấu bóng đá. Kết quả bóng đá. Bảng xếp hạng. Trực tiếp bóng đá. Livescore. V-League. Bóng đá Anh. Bóng đá Ý. Bóng đá Tây Ban Nha. Bóng đá Đức. Bóng đá Pháp. Cúp C1. Europa League. Quần vợt. Cầu lông. Đua xe. Golf. Bóng chuyền. Manchester United. Chelsea. Barcelona. Real Madrid. Juventus. Liverpool. Manchester City. Arsenal. Bayern Munich. Hà Nội FC. HAGL. Ronaldo. Messi. Neymar. Quang Hải. Đoàn Văn Hậu. Nguyễn Công Phượng

Tuấn Anh, Văn Thanh và những sai lầm ‘chết người’ của HAGL

09/10/2018 10:42 (GMT+7)

Thể Thao 247 - Lò đào tạo đầu tiên và nổi tiếng nhất Việt Nam đang đi trên những con đường sai lầm, khiến những cầu thủ tài năng của bóng đá Việt Nam phải chịu những thiệt thòi nhất định.

Vũ Văn Thanh là một trong những hậu vệ cánh xuất sắc nhất Việt Nam, đó là điều mà chúng ta không phải bàn cãi. Sự năng nổ, tốc độ và khả năng xuất sắc trong cả công lẫn thủ của hậu vệ người Hải Dương đã gây ấn tượng mạnh tại HAGL và ĐT Việt Nam trong 3 năm qua. Là một hậu vệ thuận chân phải nhưng có thể thi đấu ở cả 2 cánh, Văn Thanh là con bài trụ cột dưới thời HLV Park Hang-seo.

Không chỉ có Văn Thanh, HAGL còn sở hữu một cầu thủ khác được coi là ‘số 1’ trong làng bóng đá Việt, đó là Tuấn Anh. Tiền vệ người Thái Bình là một mẫu cầu thủ toàn diện, công tốt, thủ tốt, chịu tranh chấp. Vậy nhưng, những chấn thương đang khiến cả Văn Thanh và Tuấn Anh phải bỏ lỡ các giải đấu quan trọng nhất của mình. Vậy nguyên nhân do đâu?

Tuấn Anh, Văn Thanh, HAGL, AFF Cup 2018

Sự quá tải của các trụ cột

Tuấn Anh được mọi người biết đến từ giải U19 Đông Nam Á năm 2014 trong màu áo ĐT Việt Nam, rồi sau đó được đôn lên V-League 2015. Sau đó 1 năm, Văn Thanh cũng được đội bóng phố Núi ‘trình làng’. Nhưng từ đó tới nay là quãng thời gian thi đấu không ngừng nghỉ của các cầu thủ tài năng ấy.

Những trụ cột của HAGL như Văn Thanh, Xuân Trường, Văn Toàn, Công Phượng, Tuấn Anh... đã phải đi chinh chiến gần như mọi thời điểm kể từ ngày ra mắt năm 2014. Cứ mỗi mùa giải trôi qua, họ đá V-League, rồi lên ĐTQG Việt Nam thi đấu AFF Cup, SEA Games... Cuối năm, vẫn những cầu thủ ấy đi đá giải U21 quốc tế báo Thanh Niên, rồi sau này là U23 châu Á 2016 và 2018, ASIAD 2018...

Nếu như những Quang Hải, Văn Hậu... thường xuyên được CLB Hà Nội cho đá dự bị ở V-League trong quãng thời gian đầu mùa giải, thậm chí là xin rút khỏi đội U19 Việt Nam ở giải U21 quốc tế... thì cùng thời điểm đó, Công Phượng, Văn Thanh vẫn phải ‘cày’ hết mình tại V-League. Hệ quả nhãn tiền, Văn Thanh gặp chấn thương nặng do quá tải, giống như những gì mà Văn Đức, Xuân Mạnh phải chịu ở SLNA. Nếu Công Phượng không phải là một cầu thủ có cặp bắp chân ‘đồ sộ’ lại còn biết ‘né đòn’, có lẽ anh cũng chịu chung số phận với những người đồng đội.

Tuấn Anh, Văn Thanh, HAGL, AFF Cup 2018

Sự tắc trách của công tác y tế

Nhắc tới HAGL, không thể không nhắc tới mật độ chấn thương dày đặc của các cầu thủ trụ cột. 6 vòng đấu cuối tại V-League, đội bóng phố Núi buộc phải tung rất nhiều cầu thủ dự bị vì những chấn thương. Nhưng câu chuyện không chỉ bây giờ mới diễn ra.

Còn nhớ, ở khóa 1 HAGL có sự xuất hiện của Lê Văn Vũ, người từng được coi là ‘giỏi hơn Công Phượng’. Thế nhưng, trong một lần thăm khám, phẫu thuật ở Thái Lan, các bác sỹ đã vô tình để quên mẩu kim loại nhỏ trong đầu gối của anh. 8 tháng sau, sự việc bị phát hiện thì đã muộn, Văn Vũ mãi mãi không thể trở lại sân cỏ.

Tuấn Anh, Văn Thanh, HAGL, AFF Cup 2018

Tiếp theo đó, nạn nhân chính là Tuấn Anh. Đứt dây chằng vào năm 2012, Tuấn Anh chỉ được nghỉ ngơi đúng 5 tháng sau ca phẫu thuật đầu gối, anh trở lại thi đấu khiến cơ thể không thể hồi phục hoàn toàn. Sau đó, anh liên tiếp gặp những chấn thương khác nhau.

Năm 2016, Tuấn Anh được triệu tập lên ĐTQG, nhưng rồi gặp một chấn thương đầu gối khác. Khi ấy, chính vị bác sĩ của HAGL đã chữa trị không dứt điểm, cho anh vào tập luyện, thi đấu các trận giao hữu trước thềm AFF Cup. Kết quả, chấn thương tăng nặng, Tuấn Anh phải sang Singapore phẫu thuật và nghỉ 7 tháng.

Thế nhưng, cuộc phẫu thuật ở Singapore cũng được đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ. Năm 2018, khi sang Hàn Quốc thăm khám một ca bệnh khác, họ đã phải mổ lại đầu gối cho Tuấn Anh để sửa lại những sai sót cũ.

HAGL là một đội bóng lớn. Họ từng đi tiên phong trong việc mang những ngoại binh chất lượng về V-League, rồi sau đó là mở học viện bóng đá. Nhưng giờ họ lại để những danh vọng và sự nổi tiếng ấy thao túng, khiến đội bóng phải vắt kiệt sức các cầu thủ ‘con cưng’ của mình. Hơn tất cả, sự yếu kém của bộ phận y tế và ban huấn luyện đội bóng phố Núi đang khiến chính họ và các cầu thủ phải trả giá.

09.10.2018