tin bong da, xem bong da truc tuyen, bong da truc tiep, tin the thao, kết quả bóng đá hôm nay, 24h com vn bong da, lich thi dau ngoai hang anh, bong da ngon, tin tuc bong chuyen, bóng đá trực tiếp, 24h bong da, ketquabongda, kqbd,Bóng đá số.
Tỷ số trực tuyến-tỷ số bóng đá, transfer rumours and opinion. Xem kết quả bóng đá hôm nay mới nhất tại. Cập nhật kết quả bóng đá trực tiếp TBN, Anh, Pháp, Đức, Ý, C1 và hơn 1000 giải khác. Lịch thi đấu bóng đá. Kết quả bóng đá. Bảng xếp hạng. Trực tiếp bóng đá. Livescore. V-League. Bóng đá Anh. Bóng đá Ý. Bóng đá Tây Ban Nha. Bóng đá Đức. Bóng đá Pháp. Cúp C1. Europa League. Quần vợt. Cầu lông. Đua xe. Golf. Bóng chuyền. Manchester United. Chelsea. Barcelona. Real Madrid. Juventus. Liverpool. Manchester City. Arsenal. Bayern Munich. Hà Nội FC. HAGL. Ronaldo. Messi. Neymar. Quang Hải. Đoàn Văn Hậu. Nguyễn Công Phượng
Đặng Văn Lâm: "Tôi đã bị sốc khi đến Việt Nam”
Thể Thao 247 - Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên tờ Sovet Sport của Nga, thủ thành Đặng Văn Lâm thừa nhận từng bị sốc nặng khi đến Việt Nam chơi bóng.
VIDEO: Màn trình diễn đỉnh cao của Văn Lâm trước Nhật Bản
Văn Lâm đang là thủ môn được nhắc đến nhiều nhất ở Việt Nam trong những ngày qua. Màn trình diễn tốt của anh trước Jordan hay Nhật Bản làm nức lòng người hâm mộ. Thể Thao 247 xin lược dịch bài trả lời phỏng vấn của Văn Lâm trên tờ SovetskySport của Nga để chúng ta hiểu rõ hơn về chàng thủ môn này.
Làm thế nào sinh ra ở Nga mà bây giờ bạn lại chơi cho đội tuyển Việt Nam?
Tôi sinh ra ở Moscow. Mẹ tôi là người Nga, còn bố tôi là người Việt Nam. Mẹ là một cựu diễn viên còn bố là một vũ công ba lê. Họ gặp nhau ở Viện nghệ thuật sân khấu Nga. Chúng tôi ở đó tầm 8 năm và khi tôi học cấp 2 thì gia nhập Spartak Moscow.
Tại sao là Spartak?
Vì đó là học viện gần nhà tôi nhất. Tôi sống gần ga tàu điện ngầm Preobrazhenskaya Ploshchad.
Tại sao bạn rời Spartak?
Sau Yartsev, Yevgeny Sidorov đã đến với chúng tôi. Lúc đó tôi vẫn đang được điều trị chấn thương. Sau đó tôi được cho mượn, và khi trở lại Spartak thì Sidorov tỏ ra khá bất ngờ, họ gửi tôi cho một HLV thủ môn tên là Drawin. Anh ta sau đó đã thốt ra một cụm từ mà tôi nhớ suốt đời: “Em biết đấy, tôi hồi nhỏ cũng muốn trở thành một nghệ sĩ thổi harmonica nhưng rồi không thể”. Ông ấy đã gợi ý rằng tôi không có tài năng.
Anh đã nghĩ gì khi nghe thấy những lời nhận xét đó?
- Mọi thứ như sụp đổ. Tôi bỏ bóng đá và ở lì trong phòng một tuần liền. Sau cùng, cha mẹ đã quyết định cho tôi trở về Moscow để tiếp tục theo đuổi nghiệp quần đùi áo số. Chúng tôi đến gặp Dynamo và thật may họ cũng biết đến tôi. Và thế là, tôi lại chơi bóng. Một điều đặc biệt nữa là CLB này rất tôn thờ thủ môn huyền thoại Lev Yashin. Tên tiếng Nga của tôi (Lev Shonovich Dang) cũng có phần giống ông ấy nên có lẽ cũng được để ý.
Anh từng đăng tấm ảnh đen trắng và đội mỹ như Lev Yashin trong ngày sinh nhật. Khi còn bé chắc anh không thể chứng kiến ông ấy thi đấu, vậy ai là thần lượng của anh?
Tôi thực sự không tích từ “thần tượng”.
Chà, vậy thì bạn muốn noi theo ai?
Lev Yashin là một ví dụ cho các thủ môn trên toàn thế giới. Tôi từng thích Buffon và Casillas. Bây giờ cũng thế nhưng không phải kiểu thần tượng. Tôi chỉ xem họ như đồng nghiệp và là những người mà tôi cần học hỏi.
Anh nghĩ ai đang là thủ môn xuất sắc nhất lúc này?
Tôi nghĩ đó là De Gea. Courtois cũng rất giỏi.
Ai là thủ môn giỏi nhất ở Nga? Đó có phải là Akinfeev?
Đúng vậy, điều này là dễ hiểu. Đối với tôi đó là một thủ môn tuyệt vời.
Tại sao anh lại rời Nga?
Với Dynamo, mọi thứ đều tốt đẹp. Tôi đã giành được một vị trí trong đội hình hai của họ. Nhưng khi gần hết hợp đồng, những người ở Học viện nói rằng tôi sẽ không được ký hợp đồng chuyên nghiệp.
Rồi anh sang Việt Nam luôn?
Tôi biết mình có thể thi đấu ở đội nào đó ở Nga nhưng mọi thứ dường như chống lại tôi. Tôi lập tức nhờ đến bố của mình, để tìm một đội bóng ở Việt Nam. Chúng tôi tìm kiếm trên mạng và lên danh sách, sau đó bay sang Việt Nam.
Khi đó anh có biết tiếng Việt hay đã đến Việt Nam chưa?
Vâng, chúng tôi đã bay đến Việt Nam khi tôi còn ngỏ. Tôi biết tiếng Việt vì ở nhà bố nói tiếng Việt với chúng tôi, mẹ tôi thì nói tiếng Nga. Chúng tôi biết hai ngôn ngữ, nhưng tôi không có nhiều từ vựng tiếng Việt lắm. Tôi đã học nhiều hơn khi sang Việt Nam.
ĐƯợc đào tạo ở hai CLB lớn lại cao 1m88 nên anh không khó khăn để tìm được bến đỗ?
Đó là tinh thần tôi đã mang sang Việt Nam. Thậm chí, tôi rất tự tin, tôi nghĩ rằng nhiều CLB muốn có chữ ký của tôi.
Anh có thành công?
Đầu tiên tôi đến một đội bóng ở thủ đô. Khi tôi hỏi nơi thay đồ, họ chỉ ra phía sau cánh cửa. Khi tôi mở cửa thì đấy là toilet. Tôi phải thay quần áo trong toilet và tất cả mọi người đều làm vậy. Tôi đã bị sốc. Nó quá khác so với những nơi tôi từng ở trước đây.
Tôi thay quần áo và vẫn tập luyện, nhưng tôi nhận ra rằng đây không phải là nơi của tôi. Sau đó tôi thử ở CLB thứ hai ở Sài Gòn. Tôi tìm thấy một đội bóng và gặp vấn đề tương tự. Cuối cùng tôi đến với HAGL, khi đó họ có hợp tác với Arsenal.
Sân tập của họ rộng rãi, cơ sở vật chất đầy đủ. Tôi quyết định ký hợp đồng với họ. Tôi tin rằng chuyện cổ tích sẽ bắt đầu, ở tuổi 18, tôi đã tập luyện cùng đội hình chính thức của HAGL.
Nhưng…?
Mùa đầu tiên tôi không được thi đấu, mùa thứ hai cũng vậy. Tôi đã được gọi vào đội U19 quốc gia nhưng tại CLB thì tôi không được thi đấu.
Vấn đề là gì?
Tâm lý, có sự khác biệt văn hoá giữa Nga và Việt Nam.
Điều này có nghĩa là gì?
Đầu tiên, tiếng Việt của tôi chưa tốt cho lắm. Thứ hai, tôi đến đó và cư xử như một chàng trai Nga bình thường, một sự giáo dục hoàn toàn khác. Tôi như một người lạ, họ lập tức không ưa tôi, họ không thích điều đó.
Không chỉ cầu thủ không thích mà cả HLV cũng không thích tôi. HLV không điền tôi vào danh sách thi đấu. Trong một năm rưỡi, tôi đã may mắn được làm việc với HLV người Thái Lan. Ông ấy không quan tâm tôi tới từ đâu, nói tiếng gì, chúng tôi làm việc rất ăn ý. Ông ấy thấy tôi có tố chất mà thủ môn Việt khó có thể có.
Người châu Á khác người Nga
Ở châu Á, nói chung các cầu thủ tập luyện rất, rất nhiều. Họ thậm chí có thể tập luyện 4 lần một ngày. 6 giờ sáng thức dậy tập thể dục, 8h sáng tập luyện cùng đội. 15 giờ chiều tập tiếp, 6 giờ tối thì tập ở phòng GYM. Người châu Á rất chăm chỉ, nhưng nó có những ưu và nhược điểm. Ngay cả khi bạn tập luyện 10 lần một ngày, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ là một cầu thủ bóng đá giỏi.
Họ không thích anh ngay từ đầu?
Vâng, có những khác biệt. Ví dụ sinh động thế này: Ở Nga bạn có thể bình tĩnh tiếp cận HLV và nói lên quan điểm của mình, giải thích tại sao bạn làm điều này, điều kia. HLV sẽ hiểu bạn hơn và cùng nhau tìm ra hướng giải quyết. Ở châu Á, HLV luôn là người đúng và bạn không được tranh luận. Người càng lớn càng biết nhiều và khi đối mặt với họ bạn phải hạ thấp ánh mắt xuống. Trước đây tôi không hiểu chuyện, tôi thường nói thẳng ý kiến với HLV, đôi khi tranh cãi. Ở Việt Nam, đây được coi là sự kiêu ngạo. Tất cả điều đó khiến tôi được cho mượn ở Lào.
Bóng đá Lào thì sao?
Anh không tin được đâu, đó là giải rất ít phát triển. Tuy nhiên tôi không hối tiếc khoảng thời gian ở đó. Đó là nơi vẫn mang lại những giá trị.
Anh có thể kể một vài trận ở Lào?
Nhiều điều đã xảy ra ở đó. Việt Nam thì nóng còn Lào thì như ‘địa ngục trần gian’. Khi ở Việt Nam, tôi thường nghe có gió Lào thì tốt nhất không ra ngoài. Và rồi tôi sống ở khu trung tâm của Lào. Chúng tôi đi tập bằng xe buýt, chiếc xe thì thường không khởi động. Thế nên mỗi ngày chúng tôi phải đẩy xe 10-20 mét để xe đó có thể nổ máy. Xe không có điều hoà, bên ngoài thì nóng như đổ lửa. Chúng tôi phải đổ nước vào ghế mới có thể ngồi mà không bị bỏng.
Sau một năm chơi ở Lào, tôi là thủ môn giỏi nhất, đội của tôi đứng thứ hai của mùa giải. Đó cũng là mùa giải chuyên nghiệp đầu tiên trong sự nghiệp của tôi.
Sau đó anh trở lại Việt Nam?
Tôi nghĩ rằng mình sẽ quay trở lại HAGL nhưng chuyện như ở Spartak lại xảy ra. Họ thông báo chấm dứt hợp đồng với tôi. Ba năm ở Việt Nam và tôi không hoàn thành được mục tiêu đặt ra. Tôi muốn đến Việt Nam, được tập luyện và thi đấu, được chơi cho ĐTQG để khiến bố tôi tự hào. Nhưng tôi đã thất bại.
Anh quay lại Nga không?
Tôi không muốn quay lại. Điều đó chắc chắn có nghĩa là sự nghiệp bóng đá của tôi sẽ kết thúc. Tôi cảm thấy mình vẫn có thể tiếp tục. Tôi nhờ tìm một đội bóng ở giải hạng nhất nhưng tôi cũng không được cho ra sân.
Tôi không hiểu làm thế nào mình có thể chịu đựng 4 năm mà không được thi đấu ở Việt Nam. Khi đó tôi được trả 200 đô một tháng, sinh hoạt cùng các đồng đội ở một nơi có tiêu chuẩn thấp hơn tiêu chuẩn bình thường ở Việt Nam. Bố tôi đã gọi điện, ông ấy gần như phát khóc và yêu cầu tôi trở về Nga. Ông nói mức lương tôi nhận, thà về nhà làm việc như một bảo vệ.
Anh đã trở về Moscow?
Vâng, đó là năm 2014. Tôi đã đi học trường tài chính vì mẹ muốn tôi ăn học tử tế. Tôi chả hiểu gì và chỉ được điểm cao ở môn thể dục. Tôi học ở đó được 2 tháng.
Và bỏ cuộc?
Đúng, nhưng không phải do tôi. Tình cờ một người bạn bảo tôi tham gia cuộc thi do nhãn hàng thể thao tổ chức. Phần thưởng là các cầu thủ sẽ được đưa đi London. Tôi được vào vòng chung kết và anh không tin nổi đâu, đối thủ của tôi là người mà Spartak từng chọn thay vì tôi.
Một lần nữa chúng tôi đã đối đầu với nhau. Nhưng lạ thay là anh ta không muốn tiếp tục theo đuổi bóng đá chuyên nghiệp, nhưng anh ta được BTC chọn. Sau cuộc thi đó, tôi biết mình yêu bóng đá đến thế nào chứ không phải đi học tài chính.
Tên của người bạn đó là gì?
Roma Dmitriev. Chúng tôi không có sự thù hằn. Đây là bóng đá. Anh ấy đã kết thúc sự nghiệp của mình. Hơn nữa, anh ấy đã kết thúc ngay khi trở về từ Anh. Anh ấy còn đề nghị tôi bay tới London thay anh ấy.
Bạn không bao giờ biết điều gì sẽ xảy đến?
Tôi đã chơi cho một đội bóng nhỏ có tên Solaris. Chơi bóng và làm việc ở đó lương rất cao, và đó là công việc tốt nhất mà tôi có thể có. Nhưng khi xét đơn, họ yêu cầu tôi phải đổi quốc tịch để thi đấu. Trước đây, tôi từng chơi cho tuyển trẻ của Việt Nam nên giờ tôi phải đổi về Nga. Bạn chỉ có thể đổi quốc tịch thi đấu một lần trong đời theo luật. Tôi đã rất phân vân, giữa một bên là việc làm ở Nga và một bên là giấc mơ chơi bóng cho Việt Nam. Chả ai ở Việt Nam cần tôi cả nên tôi quyết định sẽ đi đổi quốc tịch thi đấu.
Để làm được điều đó, tôi cần gọi đến Liên đoàn bóng đá Việt Nam và nhờ họ làm thủ tục. Một HLV thủ môn Việt Nam mà tôi từng liên hệ đã khuyên tôi đừng vội. Ông ấy nói Việt Nam không có thủ môn nào cao lớn như tôi và bảo tôi đợi.
Sau đó anh làm gì?
Trong lúc đó tôi chơi cho CLB Duslar và chúng tôi đã vô địch. Đó là huy chương đầu tiên tôi có khiến tôi có thêm động lực. Tôi quyết định viết một bức thư ‘cầu cứu’ trên facebook, gửi đến NHM Việt Nam. Gần đây bức thư ấy lại được chia sẻ rộng rãi.
Sau đó tôi viết thư cho các phóng viên thể thao. Một trong số họ cho tôi số của HLV đội U23 Việt Nam. Ông ấy nói ông ấy sẽ suy nghĩ. Và điều không hay vẫn xảy ra khi họ biết, hoá ra thủ môn được giới thiệu là người đã làm việc ở HAGL và không được ra sân. Ít ngày sau ông ấy gọi lại và nói chưa cần tôi.
Điều gì xảy ra tiếp theo?
Tôi không được vào đội tuyển nhưng nhờ lá thư ấy nhiều người biết đến tôi và có đội bóng cần tôi. Tất cả các tờ báo ở Việt Nam khi đó đều viết về một gã người Nga muốn chơi cho Việt Nam. Một tuần sau, Chủ tịch của CLB Hải Phòng hỏi tôi muốn sang đây không và muốn nhận lương bao nhiêu. Tôi nói tiền bạc không quan trọng. Ông ấy đáp: "Sang ngay".
Anh có được thi đấu ngay lập tức?
Không, vì thủ môn của Hải Phòng khi ấy là huyền thoại của họ. 9 vòng dấu trôi qua và anh ấy bị thuỷ đậu. Đó là mùa giải anh ấy chơi hay nhất, 33 tuổi nhưng 5 trận giữ sạch lưới, 9 trận không thua và đội bóng đang đứng nhất. Anh ấy ốm và tôi có cơ hội. Tôi đã rất hồi hộp. Ba ngày tôi ăn không ngon ngủ không yên. Trận đó chúng tôi thua 1-2 và thua đúng vào phút cuối. Tôi bị đem ra làm tâm điểm chỉ trích, chỉ có Chủ tịch là ủng hộ tôi. Trận tiếp theo tôi lại được cho ra sân và là trận đầu tiên tôi giữ sạch lưới.
Sau hai trận ở V-League tôi được gọi vào đội tuyển quốc gia, như là thủ môn số ba. Giải AFF Cup năm đó tôi không được thi đấu. Kể từ đó, tôi là thủ môn số một ở CLB. Tôi có trận ra mắt đội tuyển quốc gia năm 2017, trong trận đấu với Jordan. Trận đấu hòa 0-0 và tôi là người chơi hay nhất. Một màn ra mắt thành công.
Màn ăn mừng của anh có ý nghĩa gì?
Tôi muốn cho mọi người thấy khát khao của mình. Dù chỉ có một nửa dòng máu là người Việt, nhưng tôi sẵn sàng chiến đấu vì Việt Nam. Tôi đã trải qua hành trình khó khăn. Tôi muốn chứng minh rằng bản thân sẽ không bao giờ từ bỏ, trong những khoảng thời gian vất vả nhất, không ai cần mình, phải sang Lào và gần như từ bỏ sự nghiệp. Nhưng giờ tôi đã ở đây, cùng các đồng đội làm nên lịch sử cho bóng đá Việt Nam.
Anh đã ký hợp đồng với đội bóng Thái Lan?
Vâng, tôi đã ký hợp đồng với họ và ít người biết điều này trước khi công bố rộng tãi. Đối với tôi, đây là một bước tiến lớn. Giải đấu ở Thái Lan có cấp độ cao hơn ở VIệt Nam, với tôi, đây là bàn đạp đến châu Á, bước đệm để tôi hướng tới Nhật Bản.
Nhật Bản là mục tiêu của anh?
Mục tiêu của tôi là chơi bóng ở châu Âu. CLB mới của tôi đã có thủ môn sang Bỉ chơi bóng. Nhưng thông thường, họ sang Nhật Bản trước, Nhật Bản có Iniesta thi đấu đó thôi.
Theo Sovet Sport