SEA Games 28: Những kỳ vọng vàng của Điền kinh Việt Nam

Tại SEA Games 28, Điền kinh Việt Nam gánh vác một trọng trách rất lớn với mục tiêu giành tối thiểu 11 trong chỉ tiêu giành từ 56 đến 65 HCV của đoàn Thể thao Việt Nam. Dưới đây là những gương mặt được kỳ vọng sẽ giúp Điền kinh Việt Nam hoàn thành mục tiêu đặt ra.

the thao viet nam seagame, u23 viet nam seagame, boi seagame, dien kinh seagame, ban sung seagame

Trương Thanh Hằng từng mang về cho TTVN nhiều HCV trong các kỳ SEA Games


Chỉ trong vòng vài tháng điền kinh Việt Nam đã liên tiếp đón nhận những “hung tin” khi liên tiếp 3 “nữ hoàng” của môn Điền kinh nói lời chia tay sự nghiệp. Đầu tiên là nữ hoàng trên đường chạy 800m và 1.500m Trương Thanh Hằng chấp nhận giã từ sự nghiệp thi đấu vì không thể phục hồi chấn thương chân quái ác là hậu quả của vụ tai nạn cách đây 3 năm. Trước khi nói lời chia tay với sự nghiệp thi đấu, Trương Thanh Hằng được xem là nữ VĐV điền kinh xuất sắc nhất của Việt Nam ở cự ly trung bình trong suốt một thập kỷ qua. Cô không có đối thủ ở đấu trường khu vực Đông Nam Á khi xác lập nhiều kỷ lục và giành đến 7 HCV ở nội dung 800m và 1.500m tại các kỳ SEA Games. Ở đấu trường châu lục, cô từng ghi cột mốc lịch sử cho thể thao Việt Nam khi giành HCB tại ASIAD 2010 ở nội dung 800m và 1.500m. Đồng thời, Hằng cũng đã xuất sắc giành HCV nội dung 800m tại Giải vô địch châu Á năm 2007 và 2011.

Sau lời chia tay của Trương Thanh Hằng, đầu năm 2015 đến lượt nhà vô địch châu Á Vũ Thị Hương trên đường chạy 100m và 200m cũng quyết định giải nghệ do vấn đề sức khỏe. Trong sự nghiệp, Vũ Thị Hương là một trong những VĐV lừng lẫy của điền kinh Việt Nam với bộ thành tích ấn tượng: 6 HCV SEA Games (kể từ năm 2005), HCV 100m nữ tại Đại hội thể thao trong nhà châu Á 2009, 3 HCB tại hai giải vô địch điền kinh châu Á liên tiếp (2007, 2009) và đặc biệt là chiếc HCB 200m và HCĐ 100m tại Asiad 2010. Cô hai lần liên tiếp được bầu chọn danh hiệu VĐV tiêu biểu toàn quốc 2009 và 2010.

Mới đây nhất đến lượt ĐKVĐ cự ly marathon Phạm Thị Bình giã từ đường chạy bởi diễn biến mới nhiều nguy cơ từ căn bệnh tim bẩm sinh. Phạm Thị Bình được người hâm mộ và giới chuyên môn biết đến với chiếc HC vàng SEA Games 27 tại Myanmar năm 2013. Chiếc huy chương đó mang đầy ý nghĩa khi cô vượt qua quãng đường 42 km với đôi chân trần (không giày). Trong quá khứ, Bình từng phẫu thuật bít lỗ thông liên nhĩ từ năm 2010. Sau chiếc HCV tại Đại hội TDTT toàn quốc 2014, VĐV marathon người Quảng Ngãi quyết định giã từ sự nghiệp thi đấu để chuyển qua công tác huấn luyện.

Với việc Trương Thanh Hằng, Vũ Thị Hương và Phạm Thị Bình đồng loạt nói lời chia tay với sự nghiệp thi đấu, điền kinh Việt Nam đã mất trắng ít nhất 5 tấm HCV tại SEA Games 28. Trong khi đó những khoảng trống mà Vũ Thị Hương và Phạm Thị Bình Để lại còn rất lâu nữa điền kinh Việt Nam mới có người đủ sức thay thế. Hiện các đàn em của Bình còn chưa đủ trình độ để tranh chấp một tấm HCĐ, chứ chưa nói đến khả năng bảo vệ ngôi đầu mà chị đang giữ.

the thao viet nam seagame, u23 viet nam seagame, boi seagame, dien kinh seagame, ban sung seagame, truong thanh hang
Quách Thị Lan - một trong những hy vọng vàng của Điền kinh Việt Nam tại SEA Games 28

Những tài năng thế hệ 9X…

Dù mất đi một loạt tài năng, song ban huấn luyện bộ môn Điền kinh Việt Nam vẫn tự tin đặt ra mục tiêu giành 11 đến 13 HCV tại SEA Games 28. Sự tự tin của Điền kinh Việt Nam có được là nhờ bộ môn đang có sự xuất hiện của hàng loạt gương mặt mới, nhất là ở các nội dung của nữ.

Hiện Điền kinh nữ đang sở hữu một đội hình gồm nhiều tuyển thủ hàng đầu thuộc thế hệ 9X. Đó đều là những gương mặt tầm cỡ hàng đầu Đông Nam Á, thậm chí có thể vươn tầm châu lục. Những gương mặt nổi bật có thể kể đến là Quách Thị Lan và Nguyễn Thị Huyền (cùng sinh năm 1996).

Hai hot girl  này đang có thành tích vượt mức giành huy chương châu Á trên đường chạy  400m và 400m rào. Đây là những gương mặt được kỳ vọng sẽ mang về 2 tấm HCV ở cả hai nội dung. Hiện Quách Thị Lan và Nguyễn Thị Huyền cũng đang là một trong những thành viên chủ chốt ở nội dung tiếp sức 4x400m. Trong khi đó Đỗ Thị Thảo cũng đang ở độ chín của sự nghiệp, cô đang là chủ nhân của 2 tấm HCV nội dung 800 và 1.500m. Cô gái sinh năm 1992 được xác định là gương mặt tiềm năng thay thế đàn chị Trương Thanh Hằng ở đường chạy cự ly trung bình.

Bên cạnh đó là những cái tên như Bùi Thu Thảo (nhảy xa nữ, sinh năm 1992), Dương Thị Việt Anh (nhảy cao, 1992), Nguyễn Thị Thanh Phúc (đi bộ, 1990), Phạm Thị Diễm (nhảy ba nước) cũng được coi như ứng cử viên cho tấm HCV tại SEA Games 28. Tính ra, đội hình các nữ tuyển thủ 9X đã có thể đảm đương 7-9 HCV. Cộng thêm 1 Dương Văn Thái đủ năng lực tranh chấp ít nhất 1 trong 2 ngôi đầu ở đường chạy 800m và 1500m, mục tiêu giành 8-9 HCV của đội tuyển Điền kinh đã được giải quyết.

… những nhân tố bí ẩn

Ngoài những gương mặt đã từng bước khẳng định được mình ở đấu trường khu vực cũng như quốc tế, tại SEA Games 28 Điền kinh Việt Nam còn có nhiều “nhân tố bí ẩn”. Dù chưa từng tham dự những giải quốc tế quan trọng nhưng thành tích tập luyện của họ trong thời gian qua được kỳ vọng sẽ tạo nên nhiều bất ngờ. Một trong những cái tên xứng đáng được nói đến là Lê Trọng Hinh (sinh năm 1997) đã chạy vượt mức HCV cả 100 và 200m của nam.

Cùng với người em và người yêu (Quách Thị Lan và Nguyễn Thị Huyền), Quách Công Lịch (1993) cũng đang được kỳ vọng mang về cho đoàn TTVN tấm HCV ở đường chạy 400m và 400m rào nam sau khi vừa giành bước lên bục cao nhất ở giải vô địch quốc gia vừa qua. Nếu thi đấu đúng phong độ, những ngôi sao nhà “họ Quách” sẽ cùng nhau bước lên bục nhận huy chương tại SEA Games 28.

Ở nội dung 100m và 200m, VĐV sinh năm 1996, Nguyễn Thị Oanh là gương mặt được kỳ vọng thay thế vị trí của Vũ Thị Hương trong tương lai. Trong sự nghiệp, Nguyễn Thị Oanh từng giành 5 HCV tại Đại hội TDTT học sinh Đông Nam Á (ASG 5), sau đó với 2 HCĐ ở SEA Games 27. Đây là thời điểm quan trọng để Nguyễn Thị Oanh khẳng định vị thế của mình trên đường chạy tốc độ.

Với những gương mặt kể trên, có thể thấy mục tiêu giành từ 11 đến 13 HCV tại SEA Games 28 của Điền kinh Việt Nam là hoàn toàn nằm trong tầm với. Kỳ SEA Games 28 có thể là một cột mốc đánh dấu sự tỏa sáng của hàng loạt ngôi sao trẻ của Điền kinh Việt Nam.

Nếu các VĐV thi đấu đúng với phong độ của mình, Điền kinh Việt Nam không chỉ bảo đảm vị trí thứ 2 Đông Nam Á mà còn có thể đe dọa sự thống trị của Thái Lan ở bộ môn này trong những năm qua.

Nguồn: Hoàng Nam (thethaovietnam.vn)

Tin liên quan
Bảng tổng sắp
huy chương SEA Games 32
TT Quốc gia Vàng Bạc Đồng Tổng
1 Việt Nam Việt Nam 136 105 114 355
2 Thái Lan Thái Lan 108 96 108 312
3 Indonesia Indonesia 86 81 109 276
4 Campuchia Campuchia 81 74 126 281
5 Philippines Philippines 58 86 116 260
6 Singapore Singapore 51 42 64 157
7 Malaysia Malaysia 34 45 97 176
8 Myanmar Myanmar 21 25 68 114
9 Lào Lào 6 22 60 88
10 Brunei Brunei 2 1 6 9
11 Đông Timor Đông Timor 0 0 8 8